QUY TRÌNH, THẨM QUYỀN TRONG VIỆC ĐẶT TÊN PHỐ, TÊN ĐƯỜNG, TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 06/03/2021

Không chỉ có các nguyên tắc trong việc đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng mà cần phải có cơ các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước ban hành theo một quy trình chặt chẽ thì tên đường, phố, công trình công cộng mới chính thức được thông qua. Các khu biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu sau này khi đi vào hoạt động sẽ nằm trên cả các tuyến phố mang tính chất khu vực và các tuyến đường mang tính trọng yếu của thành phố nên cũng sẽ phải tuân thủ theo yêu cầu này.

đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài

Căn cứ Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố hà Nội, quy chế ban hành kèm theo Quyết định 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Hội đồng nhân dân Thành phố có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng. Các công trình công cộng khác do UBND thành phố quyết định việc đặt tên.

- UBND thành phố có trách nhiệm thành lập hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp UBND thành phố, HĐND thành phố trong việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.

- Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hồ sơ đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trước khi trình UBND thành phố và HĐND thành phố xem xét.

Thành viên của hội đồng tư vấn bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn (sở Văn Hóa và Thông tin, sở quy hoạch kiến trúc, sở giao thông công chính, sở tài nguyên môi trường và nhà đất), hội khoa học lịch sử, hội liên hiệp nghệ thuật và các đoàn thể khác. Hội đồng tư vấn do sở văn hóa thông tin làm cơ quan thường trực, tổ thư ký gồm thành viên của các cơ quan có liên quan.

- Quy trình đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng gồm các bước sau:

+ Lập danh mục đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc sửa đổi hàng năm kể các các đường phố trong thị trấn, theo thứ tự ưu tiên và căn cứ vào tiêu chuẩn quy định.

+ Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các tuyến đường, phố và công trình công cộng theo danh mục đã lập.

+ Thu thập, tổng hợp thông tin, lập hồ sơ chi tiết cho việc đặt tên và sửa đổi tên đường, phố và công trình công cộng. Sau đó lấy ý kiến của UBND quận, huyện sở tại.

+ Tham khảo ý kiến của các tổ chức hữu quan, các cơ quan chuyên môn, khoa học; sau đó xin ý kiến hội đồng tư vắn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của thành phố, ban văn hóa – xã hội HĐND thành phố để bổ sung hồ sơ chi tiết cho việc đặt tên hoặc đổi tên đường, phố và công trình công cộng. Công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường phố, phố và công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến.

+ Báo cáo UBND thành phố về dự kiến dặt tên và sửa đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

+ Lấy ý kiến của bộ văn hóa thông tin trước khi trình UBND thành phố, HĐND thành phố phê duyệt.

+ UBND thành phố ra quyết định hoặc trình HĐND thành phố ra Nghị quyết.

+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố và quyết định của UBND thành phố về việc đặt tên và đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Như vậy khi đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng thì những tuyến đường, phố công trình quan trọng thì sẽ do HĐND thành phố quyết định, các công trình công cộng khác sẽ do UBND thành phố. Hai cơ quan này phải được Hội đồng tư vấn gồm những người có chuyên môn, uy tín trong nhiều ngành nghề để làm công tác tư vấn đổi tên đường, phố, công trình công cộng, đơn vị này trực thuộc sở văn hóa thông tin. Đồng thời trong quá trình đặt, đổi tên đó phải xin ý kiến của các cơ quan chuyên môn có liên quan và nhận các ý kiến đóng góp của người dân về tên dự kiến đặt đó.

Mỗi con đường, tuyến phố thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi địa phương.Có những tuyến phố đã tồn tại hàng trăm năm, có những tuyến phố vừa mới khai sinh nhưng suy cho cùng việc đặt tên chỉ là mới bước đầu, giống như việc khai sinh cho một con đường, một khu phố vậy, nó phải được cân nhắc, tính toan kỹ càng xem có phù hợp với khu vực đó không, phù hợp với tiến trình phát triển không còn làm sao để trường tồn, để nó không bị thay thế hoặc được lịch sử ghi lại thì phải do con người, con người thổi hồn vào đó thì nó mới mang được giá trị văn hóa, gắn với những thương hiệu của con người nơi đó.

Biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Thăng Long là một trong những trường hợp như thế. Được xây dựng trên mảnh đất Tây Tựu, quy hoạch để trở thành những sản phẩm cao cấp bậc nhất khu vực nhưng xuất phát điểm là vùng đất trồng hoa của người dân nơi đây, có vị trí đắc địa, phong thủy hanh thông, đất đai rộng mà bằng phẳng, quý khách hàng lựa chọn làm cư dân của khu đô thị tây Tựu để rồi cũng từ đó cộng đồng dân cư mới được hình thành, phố Tây Tựu hay phố Tây Thăng Long hay một con phố nào đó mới mới đi hết được vai trò của mình. Từ đó chất lượng, tên tuổi của một khu đáng sống, khu kinh doanh bậc nhất mới được ghi nhận.

Thông tin tham khảo: Biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu.

 

 

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: