TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – VỐN KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 23/09/2022

Tài nguyên thiên nhiên luôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đây là vốn ban đầu khởi nghiệp, cũng là động lực tạo nên sức mạnh nội sinh của nền kinh tế. Việt Nam có những loại tài nguyên nào? Trữ lượng ra sao?

1. Tài nguyên đất:

Việt nam có 14 nhóm đất với 54 loại đất, trong đó có loại nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất phù sa, đất xám và bạc màu, đất phen.

Diện tích: 25.668.000 ha, chiếm 77,69% diện tích đất tự nhiên cả nước.

2. Tài nguyên nước:

- Nước mưa: lượng mưa trình bình Việt Nam vào khoảng: 1.940 – 1960mm. Thuộc nhóm các nước có lượng mưa lớn trên thế giới.

- Nước mặt: Việt Nam có 106 lưu vực sông, khoảng 3.450 sống, suối có chiều dài từ 10km trờ lên. Là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào. Tổng lượng nước bình quân đầu người vào khoảng 9.434m3/người/năm, tuy nhiên nguồn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. 60% lượng nước tập trung ở lưu vực sông Mê Công, 16% tập trung ở Lưu vực sông Hồng – Thái Bình.

- Hệ thống hồ chứa: cả nước có 7.160 hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó có 2.300 hồ có dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên.

- Tài nguyên nước dưới đất: tổng trữ lượng: 189,3 triệu m3/ngày đêm. Tổng trữ lượng tiềm năng có thể khai thác trung bình 61,2 triệu m3/ngày đêm.

3. Tài nguyên biển và vùng bờ:

- Tài nguyên thủy sản: nguồn lợi thủy sản đã bắt gặp: 1.385 loài thủy sàn, thuộc 614 giống, 237 họ, 47 bộ. Trữ lượng trung bình các nhóm nguồn lợi thủy sản chủ yếu ước khoảng 4,36 triệu tấn.

- Tài nguyên khoang sản trên biển:

+ Dầu khí: đứng thứ 4 trong các nước Đông Nam Á. Có 08 bể trầm tích, trong đó có 04 bể đang có sản lượng Dầu khí. Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện thu hồi vào khoảng 1,6 – 2,8 tỷ m3 quy dầu khoảng 50% tổng tiềm năng.

+ Tài nguyên hydrat (băng cháy): là nguồn nhiên liệu khổng lồ cho tương lai. Hiện tại có 04 vùng có triển vọng cao để đầu tư tìm kiếm, thăm dò trong thời gian tới.

+ Khoáng sản ven biển: than đá – lớn nhất khu vực, quạng sắt, titan, cát thủy tinh…

- Tài nguyên, tiềm năng phát triển cảng biển:

Dọc bờ biển có 100 vị trí hội tụ đủ yếu tố điều kiện về địa hình, địa mạo, địa chất, vị thế địa lý – chính trị, kinh tế để phát triển hệ thống cảng biển. Hiện tại có 45 cảng biển đang hoạt động, trong đó có: 02 cảng biển IA – cửa ngõ quốc tế, 12 cảng loại I – cảng tổng hợp đầu mối khu vực, 18 cảng loại II – tổng hợp địa phương, 13 cảng loại III – cảng dầu khí ngoài khơi.

- Tài nguyên du lịch biển đảo:

+ Việt Nam có nhiều điểm du lịch biển đẹp bậc nhất thế giới: 126 bãi cát, biển là điểm du lịch, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế.

+ Việt Nam có 2.773 đảo ven bờ (cách bờ khoảng 100km), tổng diện tích 1.700km2. trong đó có 24 đảo lớn trên 10km2, 03 đảo có diện tích trên 100km2

4. Tài nguyên rừng:

Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp lớn: 16.348.000 ha, chiếm 49% diện tích cả nước. trong đó, rừng đặc dụng: 2.328.000 ha; rừng phòng hộ 5.512.000 ha; rừng sản xuất: 8.508.000 ha.

5. Tài nguyên khoang sản:

- Khoang sản công nghiệp: 13 nhóm, 32 loại khác nhau. Một số loại có trữ lượng lớn, có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội, còn lại có quy mô nhỏ lẻ, phân tán phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ.

+ Quặng titan: trữ lượng khoảng 615 triệu tấn tập trung ở Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Quạng Bauxit: trữ lượng 9,6 tỷ tấn, phân bố ở Tây Nguyên, Nam Bộ vào khoảng 9,5 tỷ tấn, các tỉnh phía bắc khoảng 75 triệu tấn.

+ Vàng, đá quý, đất hiếm: vàng trữ lượng 210.000kg, với khoảng 200 mỏ; đá quý có 01 mỏ đang khai thác tại Nghệ An; đất hiếm: trữ lượng 19,58 tấn tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

+ Apatit: trữ lượng 1.933,6 triệu tấn, ở 17 mỏ tập trung ở Lào Cai.

+ Nước khoang, nước nóng: lưu lượng: 130.000 m3/ngày đêm với 400 nguồn.

+ Quặng sắt: có 216 điểm vị trí có quặng.

+ Chì, kẽm: trữ lượng không lớn phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc và trung bộ.

- Khoang sản là vật liệu xây dựng:

Việt Nam có trữ lượng lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian dài: Đá vôi 44 tỷ tấn, đất sét 7,6 tỷ tấn, phụ gia 4 tỷ tấn, đá ốp lát 37 tỷ m3, cao lanh 850 triệu tấn, fanspat 84 triệu tấn, cát trắng silic 1,4 tỷ tấn, dolomit 2,8 tỷ tấn, đá xây dựng 53 tỷ m3, cát sỏi xây dựng 2,1 tỷ , đất sét sản xuất vật liệu nung khoảng 3,6 tỷ m3.

6. Nguồn lợi thủy sản – nội địa:

Có 544 loài cá nước ngọt, 700 loài động vật không xương sống.

7. Năng lượng mặt trời: lớn, cường độ bức xạ mặt trời 897-2.108kwh/m2/năm. Cao nhất ở Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

8. Năng lượng gió: tổng tiềm năng gió vào khoảng 179,8 Gw, tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ…tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam vào khoảng 475 Gw.

Với những loại tài nguyên thiên nhiên trên, không phải là trữ lượng lớn nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Việt Nam còn có nhiều lợi thế về năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời, thủy điện…đây sẽ là những lợi thế không hề nhỏ khi nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia góp phần vào tạo nên sự bứt phá về phát triển trong thời gian tới của Việt Nam.

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: