THÔNG TIN QUY HOẠCH HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 23/02/2023

Huyện Ba Vì là một huyện lớn nằm ở Tây Bắc của Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình. Huyện giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Nơi đây từng có thời rất nóng khi thông tin trung tâm hành chính Quốc gia được chuyển về.

Huyện Ba Vì 

Thông tin: Cho thuê shophouse Avenue Garden 

- Văn bản: 7077/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 về Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì, đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.

- Vị trí: huyện Ba Vì, phía Tây Bắc Hà Nội.

- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp sông Hồng, và tỉnh Phú Thọ

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

+ Phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

+ Phía Nam giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

+ Phía Tây Nam giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

+ Phía Tây giáp sông Đà và tỉnh Phú Thọ

- Quy mô:

+ Diện tích 42.402,7 ha

+ Dân số đến năm 2030: 295.000 người, dân số trong khu vực đô thị khoảng 21.560 người

+ Địa giới hành chính: gồm 01 thị trấn, 30 xã.

+ Đất tự nhiên đô thị: 2027,67 ha, đất xây dựng khoảng 369,4 ha, đất xây dựng dân dụng 347,16 ha.

+ Đất khu vực nông thôn: 42.033,3 ha, trong đó đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng: 4.339,84 ha.

- Ba Vì là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội có sông Hồng và sông Đà chảy qua, giao thông đường thủy và đường bộ thuận tiện. Nhiều tuyến giao thông đường bộ quan trọng kết nối huyện Ba Vì với trung tâm Thủ đô hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận như Quốc lộ 32, đại lộ Thăng Long và đường Hồ Chí Minh. Huyện Ba Vì có cảnh quan tự nhiên phong phú, giàu giá trị văn hóa vận thể, phi vật thể, là tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ.

- Huyện Ba Vì được phát triển theo mô hình cấu trúc 3 trục ngang có chức năng kết nối huyện Ba Vì với trung tâm Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận, thúc đấy phát triển kinh tế gồm đường Quốc lộ 32, đường cao tốc Hồ Chí Minh và trục không gian sông Tích. 2 trục có chức năng không gian, kết nối các phân vùng nông nghiệp, du lịch và đô thị của toàn huyện: trục nhứ nhất là hệ thống liên kết các đường tỉnh lộ 415 và 412B từ phía Tây núi Ba Vì đi Việt Trì, trục thứ 2 là đường đê chạy ven sông Đà và sông Hồng bao quanh địa giới huyện Ba Vì.

- Hình thành 08 trung tâm tạo động lực hỗ trợ phát triển dịch vụ, du lịch và nông nghiệp toàn huyện, kết nối và phát triển các xã, gồm 02 đô thị là thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn, 06 trung tâm cụm xã là Vạn Thắng, Minh Quang, Nhông, Sơn Đà, Thụy An, Yên Bài.  

Quy hoạch sử dụng đất 

Quy hoạch phát triển giao thông 

- Không gian huyện Ba Vì được phân thành 02 vùng không gian chính

+ Vùng phía Bắc huyện Ba Vì được xác định từ vị trí hồ Suối Hai hướng về phía Bắc trong đó có bao gồm thị trấn Tây Đằng. Vùng phía Bắc với lợi thế địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống mặt nước sông hồ thuận lợi sẽ được tập trung phát triển các vùng nông nghiệp, chuyên canh… trong đó thị trấn  Tây Đằng được định hình là trục thị trấn huyện lỵ của huyện Ba Vì, là trung tâm thương mại dịch vụ, là động lực chính hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Vùng nam huyện Ba Vì được xác định từ hệ thống mặt nước hồ suối Hai, hồ Mèo Gù hướng về phía Nam huyện, trong đó có bao gồm cả khu vực rừng quốc gia Ba Vì. Vùng phía Nam với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn được xác định là trong tâm là phát triển các khu du lịch, như nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên. Tại đây sẽ hình thành một trung tâm dịch vụ du lịch mới là đô thị Tản Viên Sơn. Đây sẽ là động lực hỗ trợ phát triển các vùng du lịch của huyện Ba Vì, đặc biệt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã miền núi.

- Định hướng tổ chức không gian đô thị:

+ Thị trấn Tây Đằng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục của huyện Ba Vì.

Trục không gian hành chính – thương mại – văn hóa trên quốc lộ 32, kết nối trung tâm Hà Nội, thị xã Sơn Tây và các tỉnh phía Tây Bắc. Phát triển trục khong gian kinh tế - du lịch theo tuyến đường tỉnh lộ 412 nối từ cảng sông Hồng đến hồ Suối Hai. Hình thành trung tâm hành chính của huyện và thị trấn tại khu vực nút giao giữa tuyến đường Quốc lộ 32 với tỉnh lộ 412.

+ Đô thị Tản Viên Sơn là trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho 7 xã miền núi. Tại đây hình thành khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ, quảng bá du lịch, trung tâm buôn bán thương mại, hình thành trung tâm hành chính trong tương lai khi thành lập thị trấn Tản Viên Sơn.

- Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:

+ Phát triển du lịch theo hướng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa hình, điều kiện tự nhiên gắn với việc việc bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái tự nhiên và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc dân tộc. Phát huy thế mạnh và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, nghủ dưỡng, du lịch văn hóa tâm kinh, du lịch lễ hội, vui chơi thể thao, du lịch nông nghiệp, làng nghề….

Hình thành các cụm tuyến du lịch theo chủ đề như tuyến du lịch đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, tuyến du lịch các làng bản dân tộc thiểu số ven núi Ba Vì, tuyến du lịch di tích văn hóa lịch sử xứ Đoài đình Tây Đằng, chu Quyến, tuyến du lịch vườn Quốc gia Ba Vì, Thiên Sơn Suối Ngà, điểm du lịch Hồ Suối Hai, Ao Vua, Đầm Long….

+ Về nông nghiệp: phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Tập trung xây dựng mô hình trang trại, đầu tư chú trọng tăng sản lượng sản xuất. Đảm bảo an toàn lương thực tạo nên các sản phầm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao; tiếp tục thực hiện tốt dồn điền, đổi thửa tạo ra những vùng chuyên canh quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả…phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch kế hoạc sử dụng đất của huyện.

+ Về phát triển công nghiệp: phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến có lợi thế gắn với phát triển nông nghiệp hàng hóa như chế biến các đồ nông lâm sản và chăn nuôi địa phương. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn nguyên liệu tự nhiên địa phương. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghệ và làng nghề tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn. Tiếp tục  đầu tư xây dựng và lấp đầy 2 cụm cn tập trung là Cam Thượng và Đồng Giai.

+ Về thương mại dịch vụ: phát triển thương mại dịch vụ gắn kết và phục vụ cho các hoạt động du lịch, tạo các kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tập trung xây dựng mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các khu vực phát triển đô thị, các chợ đầu mối, chợ nông sản và chợ dân sinh tại các trung tâm cụm xã, điểm dân cư nông thôn.

- Thiết kế đô thị

+ Khu vực thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn

√ Cấu trúc không gian đô thị được tổ chức theo trục, tuyến lõi trung tâm cùng với mạng đường giao thông vành đai bao quanh đô thị kết nối với các vùng lân cận và khu vực điểm dân cư ngoài vùng phát triển đô thị.

√  Không gian đô thị chủ yếu là các công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và dành tối đa quỹ đất cho cây xanh, công viên. Tại khu vực trung đô thị dọc các tuyến đường chính đô thị được phép xây dựng công trình cao tầng (7-9 tầng), tạo điểm nhấn không gian cho đô thị. Công trình có chiều cao thấp dần về hai phía, gắn kết các khu vực dân cư làng xóm và khu vực nông nghiệp ngoài vùng phát triển đô thị. Các công trình trụ sở cơ quan, văn phòng thấp tầng và trung tầng tập trung tại trung tâm hành chính huyện, thị trấn và đô thị. Các công trình công cộng văn hóa, giáo dục thể thao thấp tầng kết họp với các khu công viên, cây xanh và khu dần cư xóm hiện hữu.

√  Trung tâm các đơn vị ở, nhóm nhà ở xây dựng mới là các công trình công cộng đơn vị ở, cây xanh thể dục thể thao, trường học nhà trẻ mẫu giáo. Các khu dân cư làng xóm hiện có được cải tạo chính trang, bổ sung các côn trình hạ tầng xã hội còn thiếu. Đối với các điểm dân cư nông thôn cải tạo xây dựng bổ sung hệ thống đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giữ gìn cấu trúc làng xóm truyền thống với mật độ xây dựng thấp, công trình thấp tầng, bảo vệ không gian xanh, mặt nước, di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống địa phương.

√ Các điểm nhấn chính: khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm đô thị Tản Viên Sơn, khu vực dọc đường Ql32, khu vực phía Nam hồ Suối Hai…khuyến khích xây ựng các công trình xây cao khoảng 7-9 tầng.

√  Điểm nhìn, hướng nhìn quan trọng: trên tuyến đường QL32, hướng từ cầu Trung Hà về trung tâm thành phố và ngược lại. Trên truyến tỉnh lộ 411, 412, 414 và tuyến đê sông Hồng và ngược lại, trên tuyến đường Hồ Chí Minh hướng từ trung tâm Hà Nội đi sông Đà và ngược lại.

- Các tuyến giao thông đối ngoại: Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 dài 26,8 km, quy mô cắt ngang đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 80-100m; đường QL32 quy mô đường cấp II 4 làn xe, mặt cắt gang khi qua Tây Đằng là 35m, qua huyện là 14,9m; đường nối QL32 với QL32C thông qua cầu Việt Trì – Ba Vì đã được thủy tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc thực hiện dự án riêng.

- Các tuyến đường tỉnh: 411, 411B, 411C, 412, 413, 414, 415, 412B.

- Giao thông đường thủy: khai thác tối đa tuyến vận tải đường sông trên sông Hồng, sông Đà, sông Tích

- Xây dựng hệ thống cảng Chẹ, Tây Đằng

- Giao thông công cộng: tập trung phát triển hệ thống xe buýt, liên kết các khu vực thị trấn, trung tâm….

- Bến, bãi đỗ xe: xây dựng mới bến xe khách Cam Thượng quy mô 5ha, 4 bến xe cấp huyện tiêu chuẩn bến xe loại 3 và bến xe tải Vân Hòa qua mô 3-5 ha.

- Bãi đỗ xe: bố trí tại các khu vực của thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn và trung tâm cụm xã, trung tâm xã.

- Cầu qua sông: Cải tạo nâng cấp cầu Trung Hà hiện có; xây dựng mới cầu qua sông Đà trên tuyến đường Hồ Chí Minh, cầu Đồng Quang trên sông Đà qua tỉnh lộ 414, cầu qua sông Hồng nối QL32 với QL32C và các cầu trên sông Tích.

- Thoát nước mưa: được chia thành 03 vùng tiêu nước chính, chảy vào sông Tích, sông Đà, Sông Hồng.

- Quy hoạch cấp nước:

+ Nguồn cấp vùng 1: khu vực thị trấn Tây Đằng, Tản Viên Sơn và vùng nông thon liền kề cấp nguồn từ nhà máy nước mặt sông Đà và nhà máy nước ngầm Sơn Tây 1 và Sơn Tây 2.

+ Vùng cấp nước 2 – khu vực nông thôn: cấp nguồn từ các trạm cấp nước cục bộ để cấp nước cho các xã hoặc liên xã.

- Nguồn cấp điện: cấp điện áp 220kv, trạm biến áp 220 Kv Sơn Tây, 220 Kv Yên Trung; cấp điện áp 110Kv các trạm biến áp 110/22Kv Sơn Tây hiện có; 110Kv/22 KV Ba Vì; 110/22 KV nối cáp Yên Trung; 110/22 KV làng văn hóa 

- Nghĩa trang: bố trí 02 nghĩa trang tập trung. Nghĩa Trang Yên Kỳ 2 đến năm 2030 mở rộng 583 ha, sử dụng hình thức táng tổng hợp. Nghĩa trang tập trung Vĩnh Hằng quy mô 87 ha, sử dụng hình thức hung táng, cát táng, táng 1 lần và hỏa táng. Phúc vụ nhân dân khu vực, khu đô thị trung tâm Nam sông Hồng, các tỉnh lân cận.

Huyện Ba Vình nằm trong vành đai xanh của Hà Nội, với định hướng phát triển mạnh về du lịch, thương mại, dịch vụ, là đầu mối giao thông của nhiều tuyến đường quan trọng. Với các định hướng quy hoạch này sẽ đưa huyện phát triển có định hướng, tận dụng được các nguồn lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững.

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: