TỔ CHỨC PHÂN VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030, TẦM NHÌN 2050.

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 22/12/2023

Tổ chức phân vùng kinh tế - xã hội của Hà Nội để có cái nhìn tổng thể về cấu trúc phát triển, sắp xếp một cách tổng thể, toàn diện về tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương. Phân vùng cũng tạo sự liên kết, phối hợp hỗ trợ lần nhau cùng phát triển, đồng thời tạo ra năng lực cạnh tranh lớn hơn trong phát triển kinh tế, giảm xung đột, cạnh tranh không cần thiết giữa các đơn vị trong vùng.

1. Vùng trung tâm:

- Tiểu vùng đô thị lõi (trung tâm của mọi hoạt động liên kết, phát triển): với tính chất đặc trưng và vị thế của khu vực nội đô trong vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia. Đề xuất khu vực này là một tiểu vùng trong vai trò là hạt nhân, là trung tâm của liên kết các khu vực trên địa bàn Hà Nội. Khu vực này có mật độ dân cư đông đúc, cần có sự chia sẻ từ các khu vực lân cận để giảm tải về các vấn đề xã hội, hạ tầng trong quá trình phát triển. Khu vực này gồm đề xuất các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tân Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.

- Tiểu vùng đô thị lõi mở rộng (tiểu vùng kết nối đô thị lõi với các khu vực phía Nam và phía Tây, Tây Bắc của Thủ đô): việc hình thành tiểu vùng đô thị lõi ở rộng tạo thế trung tâm, lan tỏa trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Hiện nay, đang có sự lan tỏa rất mạnh về đô thị hóa và chuyển giao chức năng từ khu vực đô thị lõi sang khu vực phía Nam và Tây Nam để làm động ực lan tỏa tới các khu vực phía Nam và Tây Bắc của Thủ Đô. Do vậy, để đảm bảo tính tổng thể trong không gian phát triển khu vực trung tâm, đề xuất hình thành tiểu vùng đô thị lõi mở rộng gồm các quận/huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì. Trong đó các huyện Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức đều đang tiến tới hoàn thành các tiêu chí để lên quận.

2. Vùng phía Bắc sông Hồng (đóng vai trò cửa ngõ kết nối Thủ đô với các tỉnh tiểu vùng phía Bắc vùng ĐBSH): với định hướng trục cảnh quan sông Hồng là trục quan trọng, còn nhiều dư địa trong tổ chức không gian phát triển của Thủ đô. Để tạo định hướng tổng thể trong khong gian phát triển của hai bên bờ sông Hồng, tạo thế cân bằng phát triển hai bên trục cảnh quan này với sự phân công hợp lý chức năng của từng bên và mở rộng không gian phát triển của khu vực nội đô về phía Bắc sông Hồng, đây là tiền đề để hình thành thành phố phía Bắc. Do vậy, đề xuất hình thành tiểu vùng phía Bắc sông Hồng gồm các quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm và phần tập trung đô thị của các huyện Đông Anh, Mê Linh. Các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm đang hoàn thiện các tiêu chí để lên quận.

3. Vùng phía Nam Thủ đô (đóng vai trò cửa ngõ liên kết với các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH):

- Trong tương lai với việc hình thành sân bay thứ hai của Thủ đô sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ của khu vực phía Nam Thủ đô và các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH: hiện nay, việc xác định sân bay thứ 2 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất. Do vậy, để đảm bảo tính dài hạn trong việc phát triển khu vực này gắn với sân bay thứ 2 của Thủ đô, đề xuất việc xác định phạm vi khu vực này cần phải đủ lớn.

- Khu vực này hiện nay đang còn nhiều dư địa để phát triển: đặc biệt là tài nguyên đất đai cũng như đây là khu vực hiện có nhiều loại hình giao thông kết nối vùng (đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường thủy nội địa) gắn với hành lang Bắc Nam. Khu vực này cũng đã hình thành được hệ sinh thái khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là các tỉnh phía Nam Thủ đô như Hà Nam, Nam Định đang phát triển ngành công nghiệp rất mạnh mẽ. Để đám bảo không gian phát triển phù hợp và lâu dài, đề xuất hình thành vùng phía Nam thủ đô gồm các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức.

4. Vùng Tây Nam Thủ đô (cửa ngõ kết nối với các tỉnh Tây Bắc)

Việc định hướng hình thành thành phố phía Tây có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển các huyện phía Tây Nam của Thủ đô. Đây là các địa phương có các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đang có sự chênh lệch khá lớn với vùng đô thị trung tâm. Khu vực này hiện có 03 đô thị: Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây kết nối với nhau thông qua QL21; có hành lang Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên kết nối Thủ đô với các tỉnh Tây Bắc. Trong tương lai dự kiến sẽ hình thành thành phố phía Tây. Do vậy, để bổ trợ trong việc hình thành và phát triển thành phố phía Tây, đề xuất gồm các huyện: Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ.

5. Vùng phía Bắc Thủ đô: khu vực này có điều kiện phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các tuyến hành lang kinh tế, các tuyến đường cao tốc và kết nối của Thủ đô. Goài ra, đây là khu vực có vị trí quan trọng về quốc phòng của thủ đô. Khu vực này đề xuất gồm các huyện Sóc Sơn, một phần của huyện Mê Linh và huyện Đông Anh.

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, quy hoạch hà nội, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: