VAI TRÒ ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂY TỰU

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 27/02/2021

Đường Phạm Văn Đồng là một trong những tuyến đường huyết mạch có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Hà Nội, tuyến đường này có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả cư dân trong khu vực và vùng phụ cận mà nó đi qua. Tuyến đường này sẽ tác động như thế nào đến cư dân sinh sống trong khu biệt thự Tây Tựu hay các khu kinh doanh tại shophouse Tây Tựu?

Đường Phạm Văn Đồng có khoảng cách cách khu đô thị Tây Tựu vào khoảng 4,5km về phía Đông, là một phần của tuyến đường vành đai 3 giúp kết nối các quận, huyện mới với nhau và là phương án di chuyển của các tỉnh từ phía Nam, Tây Hà Nội lên các tỉnh phía Bắc hoặc sân bay Nội Bài.

Đường Phạm Văn Đồng này được xây dựng theo Quyết định số 76/2005/QĐ-UB ngày 20/05/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường Phạm Văn Đồng (vành đai 3 đoạn nút Mai Dịch đến nút am cầu Thăng Long) tỷ lệ 1/500.

Quyết định xác định tuyến đường đi qua các phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm với chiều dài tuyến khoảng 6.000m. Cấp đường là trục chính đô thị, có cả phần luồng xe cao tốc. Mặt cắt điển hình có bền rộng từ 56-68m. Riêng đoạn qua Xuân Đỉnh tới nút Nam Thăng Long do bị hạn chế bởi công trình di tích lịch sử được xếp hạng và một số dự án, công trình lớn đã được phép xây dựng, mặt cắt ngang đường có thu hẹp tới 58m, 58,4m và 59,45m. Đoạn giáp trường đại học Quốc gia Hà Nội mặt cắt ngang đường được mở rộng hơn, khoảng 85m.

Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có xác định đường cao tốc trên đường vành đai 3 có ký hiệu là CT2 được có tổng chiều dài 54km, được chia thành nhiều đoạn trong đó đoạn Nam Cầu Thăng Long – Ngã tư Mai Dịch có chiều dài 7km bề rộng từ 57m – 85m.

Trong quá trình thực hiện được chia thành 02 dự án là đường Phạm Văn Đồng đoạn đường phía dưới và Cầu cạn. Cụ thể:

- Tuyến đường bên dưới: có tổng mức đầu tư 3.113 tỷ đồng; trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 820 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 1.824 tỷ đồng, các chi phí khác 100 tỷ. Được khởi công từ tháng 10/2016 có chiều dài 5,5km, mặt cắt ngang mở rộng từ 56m – 93m, mỗi bên có 6 làn xe cơ giới, trong đó có 2 làn hỗn hợp và toàn tuyến có 5 cầu vượt đi bộ, được hoàn thiện kỷ niệm giải phóng Thủ Đô 10/10/2019.

- Cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long: có tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn vay JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, mục tiêu xây dựng 5,36 km đường cao tốc 4 làn xe chạy trên cao, dọc theo đường Phạm Văn Đồng, mỗi làn xe rộng 3,75m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa… đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/h. Tuyến đường được thi công bởi 2 gói thầu, gói 1 đoạn Mai Dịch – Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) – Cienco 4 và liên danh Tokyu – Taisei (Nhật Bản) thi công gói thầu xây lắp thứ 2 đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long.

Dự án được phát lệnh khởi công từ tháng 5/2018 Tuyến đường trên cao được đưa vào khai thác từ 11/10/2020.

Khi hoàn thành đường Phạm Văn Đồng sẽ góp phần vào việc khép kín đường vành đai 3 không những xóa bỏ được tình trạng tắc đường tại các điểm nóng như giao điểm của đường Phạm Văn Đồng với Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn, góp phần kết nối các khu vực của Hà Nội với tuyến sân bay quốc tế Nội Bài, đưa kinh tế - xã hội phát triển.

Đối với cư dân của khu biệt thự Tây Tựu hay các đơn vị kinh doanh tại các khu shophouse Tây Thăng Long cũng được hưởng lợi rất nhiều. Trước đây để di chuyển lên các địa điểm trên đường Phạm Văn Đồng thường mất 15-30 phút qua đường Quốc lộ 32 hoặc qua đường đê Liên Mạc để lên cầu Thăng Long thì giờ cư dân chỉ mất chưa đầy 5-10 phút đã ở ngay đoạn trung tâm của tuyến đường. Lưu lượng qua lại đường Phạm Văn Đồng rất lớn nên từ đường này để di chuyển tiếp đến khu Tây Tựu cũng nhanh hơn và nhiều phương án hơn. Một khi giao thông đã thuận lợi thì việc phát triển kinh tế của địa phương cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Không những thế đường Phạm Văn Đồng còn đóng vai trò là nơi chuyển tiếp các phương tiện giao thông từ trung tâm Hà Nội di chuyển lên các quận, huyện phía Tây Bắc như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây hoặc các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, từ đó đưa đến cơ hội mở rộng giao thương hơn cho các nhà đầu tư cho một vùng đất màu mỡ này, cơ hội kinhd doanh tại shophouse Tây Thăng Long chắc chắn sẽ hấp dẫn.

Khu dân cư tại Biệt thự Tây Tựu cũng là trung điểm giữa đường vành đai 3, vành đai 3,5 vành đai 4 như điểm chính giữa đoàn gánh hai tuyến đường này với nhau. Đây lại là hai tuyến đường có vai trò cực kỳ quan trọng trong quy hoạch chung thủ đô, kết nối thuận lợi hơn, chia sẻ lưu lượng với nhau hiệu quả hơn muốn vậy đường Tây Thăng Long là phương án quá quan trọng và muốn vậy phải đi qua khu shophouse Tây Tựu việc kinh doanh cũng vì thế mà hiệu quả hơn.

 Đường Phạm Văn Đồng đã thông cả đường cao tốc và đường bên dưới, đường Tây Thăng Long đang đẩy nhanh tốc độ, đường vành đai 3,5 đường vành đai 4 đang được triển khai vì vậy đây hứa hẹn sẽ là sự bùng nổ về cơ hội đầu tư cho khu vực Tây Tựu. Chưa kể đến tuyến đường tâm linh Hồ Tây – Ba Vì cũng sắp được triển khai. Vì vậy các nhà đầu tư đừng bỏ lỡ cơ hội để góp phần trong tiến trình phát triển của khu vực này.

Thông tin tham khảo: Biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu.

 

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch, tiến độ hạ tầng
popup

Số lượng:

Tổng tiền: