Chiến lược quy hoạch sáng tạo – kinh tế Hà Nội đến năm 2045

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 14/08/2024

Thủ đô Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và hội nhập quốc tế. Khait hác nguồn lực vị thế; nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao; cơ sở hạ tầng hiện có; điều kiện tự nhiên lớn và đa dạng. Phát huy tiềm năng thế mạnh về nguồn lực để phát triển kinh tế tổng hợp, dịch vụ chất lượng cao dựa trên tri thức, khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang dịch vụ chất lượng cao, kinh tế sáng tạo, kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn để phát triển nhanh, đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt kinh tế vùng và khu vực.

- Trọng tâm phát triển kinh tế gồm:

+ Trung tâm sáng tạo: tái thiết khu vực nội đô lịch sử, tạo ra các khu vực sáng tạo như nghệ thuật, dịch vụ, giải trí dựa trên giá trị lịch sử và văn hóa; các trung tâm dịch vụ đô thị chất lượng cao hỗ trợ cả vùng về văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, y tế chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao gắn với khu vực nội đô mở rộng tại các đô thị cửa ngõ 2 bên vành đai 4. Trung tam dịch vụ kết nối toàn cầu về logistics, tài chính, công nghệ tại phía Bắc sông Hồng. Trung tâm dịch vụ đô thị phía Nam gắn với Thường Tín; trung tâm dịch vụ đô thị phía Tây gắn với Hoài Đức; trung tâm dịch vụ đô thị phía Tây Nam gắn với Hà Đông.

+ 04 trung tâm dịch vụ cửa ngõ: cảng hàng không quốc tế Nội Bài đóng góp vai trò quan trọng trong việc kết nối Thủ đô hà Nội cũng như các tỉnh phía bắc ra quốc tế; trung tâm dịch vụ cửa ngõ phỉa Đông gắn Gia Lâm, Long Biên; trung tâm dịch vụ phía Nam gắn với Phú Xuyên; trung tâm dịch vụ phía Tây gắn với Hòa Lạc. Trung tâm đổi mới làng nghề gắn với các làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời tại Hà Nội.

+ 03 hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế kết nối Hà Nội với các tỉnh và quốc tế (Trung Quốc) thông qua hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh: kết nối thủ đô hà Nội với tỉnh Vân Nam (trung Quốc). trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía bắc và kết nối vùng trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc; hành lang kinh tế kết nối Hà Nội với các tỉnh và quốc tế thông qua hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh: Kết nối Hà Nội với tỉnh Nam Ninh Trung Quốc; hành lang kinh tế Bắc – Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc – Nam là hành lang kinh tế ó vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của dải ven biển và khu vực phía Tây đất nước.

+ 04 vành đai kinh tế: trục sông Hồng là trung tâm phát triển kinh tế dịch vụ với các công trình chức năng quan trọng, điểm nhấn, biểu tượng của Thru đô Hà Nội. Vành đai công nghiệ phía Bắc gắn với QL18, phía Nam gắn với QL1A. Liên kết, hợp tác giữa thủ đô và các tỉnh trong phát triển sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghieeoj sạch gắn với tham gia chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản toàn cầu. Vành đai sinh thái nông nghiệp, phát triển vùng sinh thái nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, giữ gìn vùng đệm nông nghiệp vùng ngoại ô. Vành đai du lịch phía Tây liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Thủ đô như Sóc Sơn – Sơn Tây – Ba Vì – Mỹ Đức và Thủ đô với các tỉnh lân cận Hà Nội – Hòa Bình – Ninh Bình, trong công tác quản lý các điểm đến du lịch, liên kết mở rộng thị trường để khai thác, quảng bá, maketing du lịch trong và ngoài nước.

- Không gian phát triển kinh tế theo ngành, lĩnh vực gồm:

+ Sáng tạo: Hình thành, phát triển và nâng cao hiệu quả các trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó có thủ đô Hà Nội đi đầu trong công tác nghiên cứu chuyển giao các kết quả nghiên cứu đối với các tỉnh trong vùng và cả nước. Thủ đô Hà Nội đóng vai trò dẫn dắt, chi sẻ trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh tế mới.

+ Dịch vụ: Chuyển đổi phát huy cơ sở hạ tầng hiện đại có tại khu vực nội đô, mở rộng không gian dịch vụ vành đai 4 (Thường Tín, Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng), phát triển các dịch vụ kết nối quốc tế về logistics, tài chính, công nghệ về phía Bắc sông Hồng (Đông Anh, Mê Linh); hình thành các trung tâm dịch vụ cửa ngõ trong tương lai để đón đầu đầu mối phát triển về phía Đông (Gia Lâm – Long Biên); phía Nam (Phú Xuyên); phía Tây (Hòa Lạc, Sơn Tây); phía Bắc (Xung quanh Nội Bài); phat triển hệ thống các dịch vụ đô thị chất lượng cao hỗ trợ cả vùng về văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, y tế chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao; trục sông Hồng sẽ là trung tâm phát triển kinh tế dịch vụ với các công trình chức năng quan trọng, điểm nhấn, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

+ Du lịch: Phát triển hà Nội thành trung tâm đầu mối du lịch, thương hiệu lớn của mạng lưới du lịch toàn cầu, điểm đến hấp dẫn với đa dạng dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, tự nhiên và hình thành các dịch vụ văn hóa sáng tạo mới để phát triển du lịch. Phát triển các không gian du lịch gắn với hành lang các tuyến sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, mở rộng các không gian du lịch nghỉ dưỡng gắn với Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, phát triển mạng lưới du lịch nghỉ dưỡng gắn Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, phát triển mạng lưới dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với nông thôn, làng nghề, nông nghiệp, văn hóa trong vùng hành lang xanh.

+ Công nghiệp: Phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung quốc gia, khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm trí tuệ nhân tạo. Phát triển công nghiệp khoa học công nghệ tại khu vực Hòa Lạc và phía Bắc sông Hồng. Công nghiệp hỗ trợ gắn với hành lang quốc lộ 1 và quốc lộ 18. Phát huy mạng lưới cụm công nghiệp làng nghề gắn với vùng nông thôn. Hình thành mạng lưới các không gian sản xuất đặc thù gắn với các khu vực đô thị xung quanh vành đai 4 như công nghiệp văn hóa, công nghiệp sinh học, công nghiệp số,..

+ Nông nghiệp: Chuyển đối nền nông nghiệp sang nông nghiệp sinh thái lết hợp dịch vụ du lịch, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho đô thị. Chuyển đổi các không gian nông nghiệp của Hà Nội trở thành nơi nghiên cứu, ứng dụng, thí nghiệm, trình diễn và chuyển giao công nghệ cho các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, công nghệ sinh học của các chuyên gia, tri thức Hà Nội.

Chi tiết vui lòng liên hệ SJK Land 085.989.3555

Chuyên mua, bán, cho thuê biệt thự, shophouse Starlake, Tây Thăng Long, kđt Tây Tựu, Avenue Garden, Sunshine Capital Tây Thăng Long,…

SJK Law: 0962.420.486 - Chuyên các thủ tục về tư vấn đầu tư, thủ tục bất động sản

Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê khu đô thị starlake, cho thuê khu đô thị tây hồ tây, cho thuê shophouse avenue garden, cho thuê starlake, cho thuê tây hồ tây, cho thuê văn phòng tây hồ tây, quy hoạch hà nội, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, thông tin quy hoạch, thông tin quy hoạch hà nội
popup

Số lượng:

Tổng tiền: