HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ TRUNG TÂM NHƯ THẾ NÀO?

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 08/06/2021

Trong chuyên mục trước chúng tôi đã gửi đến quý khách hàng nội dung về quy hoạch không gian đô thị của Hà Nội rồi, trong đó Hà Nội được bố trí gồm 01 đô thị trung tâm và 05 đô thị vệ tinh. Khu đô thị Trung tâm này được định hướng phát triển như thế nào? Vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đối với dân cư thủ đô nói chung và dân cư của các khu đô thị như shophouse, biệt thự Tây Tựu nói riêng.  Một biểu tuowngjj của Hà Nội

Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung quan trọng về việc quy định khu đô thị trung tâm là bắt đầu từ đâu đến đâu? Trong khu đô thị trung tâm đó gồm có những phân định ranh giới nào đáng chú ý không?

Để nắm được vấn đề này chúng ta cần phải hiểu khu đô thị trung tâm là vùng lõi trung tâm cũ mở rộng ra và cụm từ này chỉ xuất hiện bên cạnh khái niệm khu đô thị vệ tinh trong mô hình phát triển không gian đô thị Thủ Đô. Và trong khu đô thị trung tầm này mỗi khu vực lại được quy hoạch riêng, có chức năng khác nhau. Nội dung cụ thể:

- Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh, phía Đông đến khu vực Gia Lâm, Long Biên. Về cơ bản sẽ lấy đường vành đai 4 làm ranh giới giữa khu đô thị trung tâm và phần còn lại.

- Khu đô thị trung tâm Hà Nội với chức năng chính trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Dự báo 2020 khoảng 3,7 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị 45.300 ha; đất dân dụng khoảng 26.000 ha, chỉ tiêu khoảng 70m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 19.300 ha. Dân số đến 2030 khoảng 4,6 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 55.200 ha, đất dân dụng khoảng 34.900 ha, chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng khu vực nội đô khoảng 60-65m2/người, khu vực mở rộng phía nam sông hồng 90 – 95 m2/người, khu mở rộng phía bắc sông hồng khoảng 75 – 90 m2/người, đất ngoài dân dụng khoảng 20.300 ha.

- Khu đô thị trung tâm gồm khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường Vành đai 2, là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội. Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của khu phố cổ, khu phố cũ, Hồ Gươm, Hồ Tây, thành cổ…điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài. Bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hộ, hạ tầng kỹ thuật, cải tạo chỉnh trang kiến trúc đô thị, cảnh quan, tăng cường cây xanh, mặt nước và bảo vệ môi trường sống. Hạn chế phát triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học, giảm từ 1,2 triệu người xuống khoảng 0,8 triệu người.

- Khu nội đô mở rộng giới hạn từ đường Vành đai 2 đến sông Nhuệ, là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ hiện đại, chỉnh trang kiến trúc một số khu dân cư và làng xóm ven đô trong quá trình mở rộng đô thị, Dân số đến năm 2030 khoảng 0,85 – 0,9 triệu người.

- Ngoài ra trong quy hoạch còn có các khu mở rộng phía Nam sông Hồng, phía Bắc sông Hồng của KĐT trung tâm:

+ Khu mở rộng phía nam sông Hồng: gồm các chuỗi đô thị: Đan phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Là khu vực phát triển dân cư mới đồng bộ, hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của vùng, quốc gia. Dân số đến năm 2030 khoảng 1,2 – 1,4 triệu người, khu vực này là nơi có dự án biệt thự, shophouse Tây Tựu.

+ Khu mở rộng phía bắc sông Hồng: gồm Khu đô thị Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên: Phát triển dịch vụ, thương mại, giáo dục, trung tâm y tế… gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5 và quốc lộ 1. Đến năm 2030 dân số khoảng 0,7 triệu người và Khu đô thị Đông Anh: Phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì; hình thành khu thể thao mới thành phố và quốc gia (phục vụ Asia), trung tâm triển lãm thương mại Hà Nội (EXPO) và khu vui chơi giải trí của thành phố. Đến năm 2030 dân số khoảng 0,45 triệu người; Khu đô thị Mê Linh – Đông Anh: Phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh. Đến năm 2030 dân số vào khoảng 0,45 triệu người.

- Trong khu đô thị trung tâm có còn có một phân khu rất đặc thù dự kiến sẽ được công bố quy hoạch vào tháng 6/2021 đó là phân khu hai bên bờ sông Hồng: Là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của thủ đô. Khai thác, kế thừa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (đã được thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu) tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua thành phốm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa – đô thị Hồ Tây – Cổ Loa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây – Cổ Loa, chủ yếu là mặt nước, các công viên sinh thái dự án shophouse, biệt thự Tây Tựu chỉ cách khoảng hơn 1km về phía Bắc qua phương Liên Mạc nên cũng được hưởng lợi rất lớn từ vấn đề này.

Trước nội dung quy hoạch như vậy có thể thấy một số điểm như sau:

Thứ nhất: Hà Nội vẫn sẽ bảo tồn vùng nội đô lịch sử, các giá trị văn hóa của Thăng Long xưa được ưu tiên gìn giữ, không xây dựng thêm các tòa nhà cao tầng, không xây dựng các khu đô thị mới, yếu tố này giữ vị trí rất lớn mục tiêu phát triển của Hà Nội là văn minh – văn hiến, đồng thời tiến hành di dân từ trong vùng lõi này ra bên ngoài để giảm bớt áp lực dân số, phát triển du lịch, vậy với dự kiến khoảng 215.000 người phải di dân thì việc lựa chọn nơi nào để sinh sống? Các vùng đô thị mới như khu biệt thự, shophouse Tây Tựu có tiềm năng về giao thông thuận lợi, hạ tầng hiện đại đồng bộ, chắc chắn là phương án tốt để quý khách hàng tham khảo.  

Thứ hai: Khu nội đô được mở rộng ra trong đó các trung tâm hành chính, các cơ quan đầu mối như các bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế di chuyển về khu vực này bám quanh đường vành đai 3 (từ đường vành đai 2 tới phía Đông sông Nhuệ) giúp vừa quy tụ được các đầu mối làm việc, vừa thuận tiện cho các khu vực khác trong Hà Nội tiếp cận, giải quyết công việc được thuận lợi hơn. Chỉ cách khu vực này vào khoảng 5km, khu biệt thự, shophouse Tây Thăng Long có nhiều lợi thế khi được tiếp cận với các dịch vụ ở trên.

Thứ ba: Với việc mở rộng về phía Bắc sông Hồng như Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh và phía Nam sông Hồng như Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng…giúp Hà Nội có một quỹ đất rất lớn xây dựng các khu dân cư cao cấp, chất lượng, làm thay đổi cơ bản bộ mặt thủ đô. Đẹp hơn, khang trang hơn, thể hiện một khí thế vươn lên của Hà Nội, cư dân shophouse, biệt thự Tây Tựu là những nơi tiên phong thể hiện vấn đề đó.

Thứ Tư: Khu đô thị hai bên bờ sông Hồng.

Đây có thể nói là trục cảnh quan chính của Hà Nội, sông Hồng vừa là dòng sông lịch sử vừa là dòng sông tạo nên một nền văn hóa, văn minh sông Hồng cũng là nơi cung cấp phù sa bồi đắp nên một vùng châu thổ màu mỡ. Dân cư Việt Nam cổ sinh sống hai bên bờ sông để có thể khai thác được các nguồn lợi từ đây. Nên trong quá trình phát triển đô thị sông Hồng vẫn luôn là trung tâm trong mọi quy hoạch. Việc quy hoạch phát triển lưu vực hai bên bờ sông theo hướng xây dựng các công viên, khu vui chơi giải trí cho dân Hà Nội sẽ đưa Hà Nội không những là thủ đô phát triển mà còn là thủ đô sinh thái, văn hiến ngàn đời.

Từ đó cho thấy vùng trung tâm Thủ đô sẽ rất đáng chú ý trong đó là sự sắp đặt lại bảo tồn giá trị văn hóa, văn hiến Thăng Long vừa để tạo được đà phát triển mạnh mẽ cho toàn khu vực trong đó có vùng đất mới shophouse, biệt thự Tây Tựu và của cả nước.

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối biệt thự, shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu, chi tiết liên hệ hotline 085.989.3555 hoặc 0987.429.748

 

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: