Vùng trung tâm của Hà Nội luôn là vùng trọng điểm phát triển của Thủ đô. Việc xác định vị trí, vai trò để tập trung nguồn lực hết sức quan trọng. Quy hoạch vùng trung tâm Hà Nội 2021 – 2030 gồm những nội dung:
- Vùng đô thị trung tâm: gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức
Trong đó:
+ Tiểu vùng 1 (Lõi đô thị trung tâm) gồm các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
+ Tiểu vùng 2 (Không gian mở rộng phía Nam và Tây Nam của lõi đô thị trung tâm) gồm khu vực các quận/huyện: Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức)
- Tính chất, chức năng:
+ Tiểu vùng 1 (Lõi đô thị trung tâm): trung tâm chính trị, hành chính của cả nước, tập trung các cơ quan đầu não quốc gia, trung ương Đảng, các Bộ, ngành Trung ương; là khu vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Thủ đô “Văn minh – Văn hiến – Hiện đại”; nơi tập trung các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế; trụ sở của các tập đoàn lớn; là trung tâm của các di sản có giá trị lịch sử, nơi lưu giữ và bảo tồn các giá trị lịch sử, truyền thống; là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; là trung tâm tài chính – ngân hàng của cả nước, cạnh tranh với các thành phố lớn trong khu vực; là trung tâm lớn của cả nước về lĩnh vực y tế với hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới; trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại của cả nước, có tác động tới sự của toàn vùng ĐBSH và trung du miền núi phía Bắc.
+ Tiểu vùng 2 (Không gian mở rộng phía Tây và Tây Nam lõi đô thị trung tâm): khu vực đô thị mới hiện đại, kết hợp các chức năng ở, dịch vụ, thương mại,…và bảo tồn các công trình văn hóa, lịch sử quốc gia hiện có trên địa bàn; là trung tâm đầu mối trung chuyển, phân phối hàng hóa, dịch vụ phía Nam và Tây Nam; là khu vực tiếp nhận dân cư di dời từ khu vực nội đô, tiếp nhận dân cư từ các địa phương về Thủ đô, tiếp nhận một số dự án di dời từ khu vực được quy hoạch vành đai xanh, nêm xanh, giúp giảm tải cho khu vực nội đô cũ.
- Định hướng phát triển chung:
+ Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, kiến trúc lịch sử; phát triển công nghiệp, văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế.
+ Phát triển trục sông Hồng là trục cảnh quan xanh, phát triển lĩnh vực dịch vụ gắn với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; tạo không gian công cộng, hiện đại đối với người dân thủ đô; khai thác hiệu quả trục không gian văn hóa Hồ Tây – Cổ Loa và trục Hồ tây – Ba Vì.
+ Phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm mang tầm khu vực và quốc tế.
+ Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, một số lĩnh vực tiệm cận các nước phát triển trên thế giới.
- Định hướng phát triển đối với tưng khu vực:
+ Định hướng phát triển lõi đô thị trung tâm: Bảo tồn các di sản văn hóa thế giới (trung tâm hoàng thành Thăng Long,…), hệ thống di tích văn hóa, lịch sử lâu đời của Thủ đô; bảo tồn cấu trúc, đặc trưng kiến trúc, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển; cải tạo, chỉnh trang gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu cho không gian đối ngoại du lịch; tập trung xây dựng một số bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế; phát triển một số bệnh viện chuyên khoa sâu, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao để giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn Hà Nội; Hạn chế công trình cao tầng, không làm tăng mật độ xây dựng. Xây dựng trung tâm hành chính bộ ngành tại khu vực Tây Hồ Tây và khu vực Mễ Trì (Nam Từ Liêm); Hoàn thiện các công trình chức năng trung tâm thể dục thể thao quốc gia Mỹ Đình. Trong giai đoạn tới cần có lộ trình dịch chuyển các nhà máy, các khu/cụm công nghiệp và mốt ố trường đại học ra khỏi khu vực này.
+ Định hướng phát triển không gian mở rộng phía Tây và Tây Nam lõi đô thị trung tâm: xây dựng các cơ sở dịch vụ, tổ hợp khách sạn, trung tâm hội nghị có khả năng tổ chức hội nghị, hội thảo, hội đàm quốc tế, khu vực và tổ chức các sự kiện lớn; mử rộng không gian đô thị về phía Tây và nam đường vành đai 4. Phát triển đô thị nén ở các đầu mối giao thông; đầu tư xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại; xây dựng một số cơ sở, trung tâm y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của không gian mở rộng phía Tây Nam, đồng thời giảm tải cho các bệnh viện khu vực lõi đô thị trung tâm và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ở khu vực ngoại thành phía Tây Nam thủ đô; duy trì không gian mở đa năng gắn kết với sông Đáy, hành lang xanh phía Tây Thủ đô. Tổ chức, xử lý tốt các vị trí đầu mối giao thông lớn: Vành đai 4 – QL32, vành đai 4 – Đại lộ Thăng Long, vành đai 4 – trục chính Hà Đông, Vành đai 4 – cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 1.
Với quy hoạch vùng trung tâm Thủ đô đã có nhiều thay đổi so với quy hoạch cũ trước đây khi xác định vùng lõi đã mở rộng ra cả khu vực hết quận Nam, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai khi trước đây một phần diện tích không nhỏ của các quận này nằm trong khu vực mở rộng Nam sông Hồng.
Chi tiết vui lòng liên hệ SJK Land, hotline 085.989.3555
Website: https://sjkland.com/
Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden