PHÁT TRIỂN CÁC HÀNH LANG VÀ VÀNH ĐAI KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030, TẦM NHÌN 2050

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 20/12/2023

Các hành lang kinh tế luôn đóng vai trò là xương sống trong việc định hình khung phát triển cho mỗi vùng. Đối với thủ đô Hà Nội hành lang kinh tế gồm 04 hành lang và 01 vành đai kinh tế. Gồm:

1. Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô:

Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đây là tuyến hành lang quốc tế gồm nhiều hình thức vận tải, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Trong đó, đường sông dựa vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đường bộ dựa vào tuyến đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu trên lãnh thổ Trung Quốc, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 5, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long.

Đây là tuyến kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc; kết nối các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc với trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc. Tuyến hành lang có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự liên kết, giao thương giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng biên giới Trung Quốc, cũng như kết nối Thủ đô Hà Nội với hệ thống cảng biển, các tihr trên tuyến hành lang. Đây là tuyến hành lang thủ đô Hà Nội có thể khai thác các điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị, du lịch và hệ sinh thái công nghiệp.

Định hướng: tập trung đầu tư tại kh vưc Nội Bài giao cắt với QL18, hình thành trung tâm logistics phía Tây Bắc. Tập trung phát triển thương mại, trung tâm phân phối hàng hóa khu vực phía Bắc và công nghiệp công nghệ cao, có khối lượng nhẹ, vận chuyển theo đường hàng không. Thủ đô Hà Nội phối hợp ới các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với các tỉnh trong vùng như tuyến Hà Nội – Hải Phòng, tuyến vành đai phía Đông Thủ đô; mở rộng đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai; xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khổ 1.435mm; hình thành các tuyến du lịch kết nối với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, các tuyến du lịch kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trên núi và du lịch biển; phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

2. Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô:

Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là tuyến hành lang kinh tế lấy tuyến giao thông đường bộ (Quốc lộ 1, quốc lộ 5, Cao tốc Nội Bài – Hạ Long) và đường sắt liên vận Nam Ninh – Hà Nội, đường sắt hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh làm trục. Còn đường bộ là tuyến đường từ Nam Ninh tới Lạng Sơn.

Đây là tuyến hành lang đối ngoại quan trọng của quốc gia về kết nối trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Nam Ninh, kết nối thủ đô Hà Nội hướng biển.

Định hướng: phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm; phát triển các trung tâm logistics hiện đại gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng thủy nội địa Giang Biên.

3. Hành lang kinh tế Bắc – Nam

Gắn với hành lang Quốc Gia Lạng Sơn – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Cà Mau. Hành lang này được hình thành dựa trên trục giao thông kết nối đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao trong tương lai.

Hành lang có ý nghĩa quan trọng trong đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, kết nối các vùng động lực, các đô thị, trung tâm kinh tế, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Tây và dải ven biển. Liên kết phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam với các hành lang kinh tế trong khu vực (như hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore); tạo sự lan tỏa, liên kết phát triển từ vùng động lực phía Bắc tới vùng trung du và miền núi phía Bắc và khu vực các tỉnh Nam ĐBSCL.

Định hướng: phát triển tuyến hành lang theo hướng kinh tế - công nghiệp – đô thị - dịch vụ. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, các trung tâm khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu, hiện đại,…tập trung đầu tư tại khu vực Ngọc Hồi – Thường Tín. Hình thành các trung tâm logistics. Trung tâm trung chuyển, hệ thống cảng cạn, ga lập tàu hàng và ga đường sắt phía Nam. Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ lưu chuyển hàng hóa, phân phối bán lẻ hàng hóa và công nghiệp hỗ trợ vận tải đường bộ, công nghiệp đường sắt; phối hợp triển hai xây dựng đường sắt tốc độ cao Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.

4. Hành lang kinh tế Tây Bắc

Hành lang kinh tế Tây Bắc của Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội, gồm các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội. Dây là tuyến hành lang kết nối tiểu vùng Tây Bắc với nền kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liên kết với hành lang kinh tế Bắc – Nam và kết nối với khu vực phía Bắc Lào, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội tiều vùng Tây Bắc.

Là tuyến hành lang tăng trưởng xanh của khu vực miền Bắc. Đây là tuyến hành lang phục vụ du lịch và vận chuyển nông, lâm sản từ các tỉnh Tây Bắc xuống Thủ đô Hà Nội. Tuyến hành lang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Tây Bắc với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng; tuyến hành lang kết nối năng lượng của Thủ đô.

Định hướng: Phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên tuyến cao tốc Láng – Hòa Lạc; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; hình thành trung tâm đầu mối nông sản, chuỗi liên kết cung cứng – tiêu thụ nông sản.

5. Vành đai kinh tế Thủ đô là sự kết hợp trong việc khai thác tổng thể không gian phát triển của đường vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô; vành đai kinh tế cùng với việc hình thành thành phố phía Tây Thủ đô, thành phố phía Bắc sông Hồng sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ, lan tỏa từ khu vực trung tâm tới các khu vực phía Tây Nam và khu vực phía Bắc của Thủ đô.

Đây là tuyến vành đai mang tính đột phá trong việc thể hiện vai trò là trung tâm của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh trong vùng Thủ đô; kết nối giữa sân bay Nội Bài và sân bay thứ 2 dự kiến ở phía Nam của Thủ đô; kết nối giữa thành phố phía Bắc và thành phố phía Tây, đô thị phía Nam và đô thị Sơn Tây – Ba Vì.

Định hướng: Khai thác có hiệu quả các điều kiện về quỹ đất, hạ tầng giao thông kết nối giữa các sân bay, các đô thị, các thành phố trong thủ đô. Vành đai kinh tế thủ đô được định hướng là tuyến vành đai xanh; vành đai phát triển hạ tầng đô thị hiện đại và dịch vụ logistics, công nghiệp; phát triển các hoạt động thương mại; các trung tâm phân phối liên vùng. Trong giai đoạn tới, cần đẩy nhan tiến độ hoàn thành các tuyến đường vành đai 4 và vanh đai 5; hành thiện hệ thống các tuyến giao thông kết nối.

Với việc định hình hành lang kinh tế Hà Nội sẽ có căn cứ để tập trung phát triển cho các mục tiêu chiến lược của mình, hoàn thành xây dựng quy hoạch thủ đô giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chi tiết vui lòng liên hệ 085.989.3555

Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden.

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, cho thuê tòa văn phòng oriental square tây hồ tây, quy hoạch hà nội, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: