1. Khu bảo tồn đa dạng sinh học có các khu vực bảo tồng gồm: Vườn Quốc gia Ba Vì với diện tích 10.749,7 ha; dự trữ thiên nhiên Quan Sơn diện tích 2.741 ha; cảnh quan Chùa Thầy diện tích 37,13 ha; Hồ Đồng Mô – Ngãi Sơn 900 ha; Hồ Hoàn Kiếm 16ha; Hồ Suối Hai 1.200 ha; Hồ Tây 440 ha; Hương Sơn 2.719,8 ha; K9 – Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh 423 ha; Vật Lại 11,28 ha.
2. Khu vực bảo vệ I các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt. Khu vực bảo vệ I các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt của Thủ đô Hà Nội gồm 15 khu:
Các vùng cảnh quan kiến trúc đặc thù
- Khu Hoàng thành Thăng Long:
Là một phần của kinh thành Thăng Long được xây dựng từ thời Lý, là di tích quan trọng nhất trong hệ thống di sản của Thăng ong cổ, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vì vậy cần phải bảo tồn với hình thức dự án bảo tồn đặc biệt.
Bảo tồn vòng ranh giới của khu thành Thăng Long (bao gồm toàn bộ phần đất bao quanh các đường Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Trần Phú) thành trung tâm văn hóa, giáo dục, phục vụ du lịch, quảng bá hình ảnh Hà Nội và Việt Nam. Xây dựng thành điểm du lịch lịch sử văn hóa trung tâm cũ thủ đô, kết hợp công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ ánh sáng làm phong phú và đa dạng không gian lịch sử này.
Cần di dời khu dân cư, các chức năng đô thị không phù hợp với mục đích bảo tồn ra bên ngoài. Hình thành cảnh quan mở rộng riêng biệt với bảo tồn biệt thự lịch sử và các tòa nhà từ thời thuộc địa. Các khu vực xung quanh cần có kiểm soát để không ảnh hưởng đến di tích đấy.
Mật độ xây dựng thấp tầng, không xây dựng các công trình cao tầng gây chắn tầm nhìn hoặc các công trình có hình thái kiến trúc gây phá vỡ, lấn át cảnh quan xung quanh khu vực Hoàng Thành.
- Khu trung tâm chính trị Ba Đình.
Khu trung tâm chính trị Ba Đình là nơi tập trung các công trình đầu não của Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội, Chính Phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan. Đây cũng là di tích lịch sử quan trọng cần phải bảo tồn và tiếp tục nâng cao giá trị về kiến trúc, cảnh quan để khu trung tâm chính trị Ba Đình xứng đáng trở thành trung tâm hành chính, chính trị của Quốc gia.
Bảo tồn các công trình đặc biệt: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo tàng Hồ Chí Minh; tượng đài liệt sĩ, nhà sàn Bác Hồ,…và duy tu thường xuyên các công trình di tích lịch sử đã được bộ VHTTDL xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia: khu di tích phủ Chủ tịch, Chùa Một Cột. Bảo tồn định kỳ các công trình trụ sở cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước: Ban đối ngoại Trung ương, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Ngoại Giao, bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê,…đồng thời bảo dưỡng thường xuyên các công trình kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX hiện đang sử dụng làm cơ quan, nhằm phát huy giá trị và ngôn ngữ kiến trúc trong khu vực. Tôn tạo không gian cảnh quan kiến trúc đô thị bề thế, trang nghiêm trên các trục, tuyến đường giao thông chính phục vụ đối ngoại, quảng trường. Gắn kết với không gian Hồ Tây và các khu vực liền kề phía Nam (khu vực Quốc Tử Giám, Ga Hà Nội), phía Tây (khu phố cổ và phố cũ); Bảo vệ và tăng cường mạng lưới không gian mở, trục không gian xanh, các trục phố đi bộ và hệ thống quản trường, gắn liền xây dựng các công trình, tượng đài văn hóa có tính biểu tượng quốc gia.
- Khu phố Cổ
Là trung tâm giao thương buốn bán và các phố nghề được hình thành từ thời kỳ đầu của kinh thành Thăng Long cổ. Hiện nay khu vực này vẫn giữ được những nét đặc trưng của cấu trúc 36 phố phường Hà Nội và các không gian buôn bán, sinh hoạt truyền thống.
- Khu phố cũ
Là trung tâm văn hóa, hành chính, thương mại, giải trí của thành phố Hà Nội được người Pháp xây dựng trước năm 1954 có cấu trúc thành phố phường dựa trên mạng lưới ô bàn cờ và phát triển theo nguyên tắc là một thành phố vườn, với kiến trúc đô thị đặc trưng kiểu châu Âu. Các công trình có giá trị hiện nay, gồm cầu Long Biên, các biệt thự, các cơ quan công quyền, công trình công cộng, văn hóa, tôn giáo,…Khu phố cũ đã trở thành di sản có ý nghĩa lớn về lịch sử và văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
- Khu vực xung quanh hồ Gươm:
Là một trong những hồ đẹp nhất của Hà Nội và được coi là trái tim của Thủ đô. Hồ Gươm trở thành không gian xanh trong lòng Thủ đô, là nơi tập trung nhiều công trình công cộng, di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc, như: công viên tượng đài Lý Thái Tổ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; trục đường Đinh Tiến Hoàng; Lê Thái Tổ; Tràng Tiền – Hàng Khay; Hai Bà Trưng; Nhà Thờ,…
- Khu vực quanh Hồ Tây
Hồ Tây là cảnh quan nổi tiếng của Thủ đô, là không gian quan trọng trên trục không gian lịch sử, văn hóa cảnh quan lớn của thủ đô: Hồ Tây – sông Hồng – Cổ Loa. Cần bảo vệ Hồ Tây và khu vực xung quanh Hồ Tây, tạo nên không gian xanh rộng lớn trong lõi đô thị trung tâm hà Nội, bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị: Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, đường Thanh Niên, làng nghề truyền thống, vùng trồng quất, trồng đào, trồng hoa và các di sản kiến trúc có giá trị khác.
Bảo tồn các điểm di tích, chỉnh trang không gian các làng nghề nhằm cân đối giữa việc bảo tồn không gian sinh hoạt truyền thống và đảm bảo sự phát triển bền vững của làng trong quá trình đô thị hóa đặc biệt là những làng lịch sử truyền thống như: Phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc, Chùa Quán Thánh,…Khôi phục lại không gian văn hóa của các làng nghề như trồng hoa, vẽ tranh,…gắn kết với không gian mở, công viên cây xanh và các trục đi bộ hướng ra Hồ Tây để tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của thành phố và quốc gia. Cải tạo và chính trang kiến trúc, cảnh quan trên các trục đường xung quanh Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, kết nối với các công trình công cộng và các điểm dịch vụ du lịch. Nhiều công trình cơ sở, cơ quan, văn phòng với kiến trúc cũ chật hẹp cần phải di dời và thay thế bằng những công trình công cộng, dịch vụ, khách sạn, giải trí nhằm tăng cường hoạt động, phát triển du lịch cho khu trung tâm này. Hình thành và phát triển liên tục đổi mới tuyến phố đi bộ kết hợp dịch vụ ẩm thực, văn hóa Trịnh Công Sơn, Trấn Vũ trở thành một nét độc áo bên Hồ Tây.
- Khu vực vành đai xanh sông Nhuệ
Bảo tồn tôn tạo các di tích, di sản, kiểm soát các công trình xây dựng xung quanh các khu vực này, tránh xâm lấn và ảnh hưởng đến hình thái kiến trúc của các di tích và di sản.
Khuyến khích các đặc trưng kiến trúc truyền thống.
Kiểm soát, quản lý các đồ án, dự án đầu tư đã được duyệt theo chi tiêu dành cho các dự án nằm trong vành đai xanh. Khuyến khích giảm mật độ tầng cao và mật độ xây dựng dự kiến, khuyến khích không gian mở rộng.
Duy trì và phát triển các hoạt động thâm canh quy mô nhỏ như rau xanh, cây ăn quả, trồng hoa.
Bảo tồn và phát triển không gian sinh hoạt và sản xuất trong các làng nghề truyền thống, hình thành các tiện ích công cộng nhằm phát triển du lịch.
- Khu vực 2 bên sông Hồng.
Khôi phục sông Hồng trở thành xương sống về môi trường và văn hóa của thành phố, là công cụ chiến lược để cải thiện hình ảnh và nâng cao bản sắc của thành phố.
Tạo lập hình ảnh thành phố hiện đại và sinh thái hai bên sông, có bản sắc truyền thống, tôn trọng các khu vực bảo tồn, đặc biệt đoạn đi qua khu đô thị trung tâm.
Xây dựng đường cảnh quan hai bên sông nhằm tạo những tầm nhìn đẹp về phía đô thị, trong đó có lối tiếp cận đi bộ và xe đạp hấp dẫn. Cải tạo các tuyến đê hài hòa, liền mạch với cảnh quan đô thị phía trong, có thể dễ đang đi ngang qua thông qua các tiện ích giao thông, đồng thời không trở thành rào cản ngăn cách, tách rời không gian đô thị với lòng sông.
Tổ chức những trục cảnh quan kết nối không gian hai bên bờ sông, gắn kết các công trình trọng điểm, khai thác các trục hướng tâm.
Hình thành những công trình văn hóa và vui chơi giải trí mang tính biểu tượng, tạo điểm nhấn trọng tâm trên trục sông
Tạo lập các công viên sinh thái, công viên chuyên đề, công viên vui chơi giải trí, các không gian cộng đồng, đổi mới hình ảnh các làng hiện có với mô hình xanh hóa, nghiêm cấm xây dựng cao tầng, khuyến khích thấp tầng với mật độ tối đa 30%, dần di dời bớt dân cư và các chức năng không phù hợp vào các khu đô thị, mang lại hình ảnh thảm xanh cho hai bên bờ sông Hồng.
Các khu vực bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt của Thủ đô Hà Nội
STT |
Các khu vực |
Địa chỉ |
1 |
Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại phủ chủ tịch – di tích lịch sử |
Quận Ba Đình |
2 |
Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – di tích lịch sử và khảo cổ |
Quận Ba Đình |
3 |
Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật |
Quận Đống Đa |
4 |
Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa |
Huyện Đông Anh |
5 |
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đăng |
Huyện Ba Vì |
6 |
Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng |
Huyện Mê Linh |
7 |
Di tích lịch sử đền Hát Môn |
Huyện Phúc Thọ |
8 |
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm |
Quận Hoàn Kiếm |
9 |
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Phù Đổng |
Huyện Gia Lâm |
10 |
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách |
Huyện Quốc Oai |
11 |
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc |
Huyện Sóc Sơn |
12 |
Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương |
Huyện Thạch Thất |
13 |
Di tích chùa Kim Liên tại phường Quảng An (Tây Hồ), bông sen vàng bên Hồ Tây |
Quận Tây Hồ |
14 |
Di tích chùa Đậu tại xã Nguyễn Trãi (Thường Tín) |
Huyện Thường Tín |
15 |
Di tích nhà số 48 Hàng Ngang thuộc phường Hàng Đào (Hoàn Kiếm) |
Quận Hoàn Kiếm |
Chi tiết vui lòng liên hệ SJK Land 085.989.3555
Chuyên mua, bán, cho thuê biệt thự, shophouse Starlake, Tây Thăng Long, kđt Tây Tựu, Avenue Garden, Sunshine Capital Tây Thăng Long,…
SJK Law: 0962.420.486 - Chuyên các thủ tục về tư vấn đầu tư, thủ tục bất động sản
Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden