Phạm vi: gồm toàn bộ địa giới hành chính 6 huyện Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ.
Quy mô: diện tích tự nhiên 1.233,73 km2, dân số 2022 khoảng 1,44 triệu người, dân số 2030 khoảng 2,21 triệu người, dân số 2050 khoảng 3,28 triệu người.
Tính chất: thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu; trung tâm về nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn các làng nghề truyền thống, trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vùng bảo tồn thiên nhiên.
Chức năng: là đô thị khoa học công nghệ, đô thị đại học, đô thị sinh thái, vùng nông nghiệp công nghệ cao và bảo tồn làng nghề truyền thống. Đô thị du lịch văn hóa lịch sử, đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, vùng bảo tồn sinh thái tự nhiên.
Định hướng về liên kết, kết nối:
Kết nối vùng thông qua các trục đại lộ Thăng Long, cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình, quốc lộ 32, quốc lộ 6, quốc lộ 21A kết nối khu vực với các tỉnh trong vùng thủ đô, gia tăng các kết nối nhanh khu vực phía Tây xuyên tâm về trung tâm Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của 3 huyện, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với vùng kinh tế Tây Bắc, hành lang phát triển đường Hồ Chí Minh và cả nước.
Định hướng về không gian phát triển kinh tế xã hội
Hoàn chỉnh thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo hiện đại, thông minh, sinh thái. Xây dựng mô hình đô thị NoC2, ngôi nhà thứ 2 dành cho các nhà khoa học lớn trong nước và quốc tế. Phát triển các thị trấn sinh thái với trục không gian bám theo QL6 và đại lộ Thăng Long, cùng với hệ thống đường sắt tạo thành hành lang đô thị dọc tuyến.
Huy động nguồn lực quốc gia để hình thành và phát triển “thành phố phía Tây” thành trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu, với các chức năng chính: Khoa học – công nghệ, R&D, giáo dục, kinh tế dịch vụ, làng nghề, đô thị sinh thái,….
Tập trung chủ yếu phát triển Hòa lạc, là hạt nhân chính để phát triển thành phố phía Tây trung tâm của khoa học công nghệ, không gian số,…bằng các cơ chế riêng, hệ thống hạ tầng kết nối hoàn chỉnh.
Phát triển đô thị Sơn Tây kết nối với vùng cảnh quan Ba Vì, hồ suối Hai để trở thành trung tâm hỗ trợ du lịch của vùng phía Tây Bắc của Thủ đô. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời như làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, Đền Và. Phát triển các chức năng giáo dục đào tạo, y tế, hỗ trợ du lịch và an ninh quốc phòng trở thành đô thị của ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô.
Xây dựng Ba Vì gắn với vùng bảo vệ cảnh quan sinh thái, tăng cường đa dạng sinh học vùng núi Ba Vì, phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác lợi thế cảnh quan khu vực Ba Vì – Súi Hai. Phát triển các mô hình nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch nông nghiệp và văn hóa địa phương.
Xây dựng đô thị sinh thái Phúc Thọ giàu bản sắc, gắn với các không gian nông nghiệp sinh thái, vùng bãi sông cũng như phát triển các làng nghề truyền thống phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên các tiềm năng của khu vực.
Vùng không gian giữa sông Tích và sông Đáy đề xuất mô hình chuỗi cụm làng nghề, xanh, thông minh, lưu giữ được bản sắc văn hóa xứ Đoài nhưng vẫn hội nhập với kinh tế tri thức, công nghệ và có tính bổ trợ cho hạt nhân là khu CNC Hòa Lạc.
Hành lang xanh bảo tồn hệ thống di tích di sản về văn hóa, cảnh quan và làng nghề. Tuy nhiên nên cụ thể hóa trong các hoạt động sinh thái, quản lý về mật độ, chiều cao và kết hợp với mạng lưới nông thôn, tạo cơ hội phát triển bền vững cho khu vực.
Định hướng về hệ thống đô thị nông thôn
Đô thị Hòa Lạc: là trung tâm đầu não về khoa học công nghệ, trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao, thành phố sáng tạo với hệ thống các trường đại học, trung tâm nghiên cứu – thí nghiệm, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Đô thị Xuân Mai: trung tâm giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục như khởi nghiệp, nghiên cứu, Lab, trung tâm triển lãm và thử nghiệm công nghệ.
Đô thị Sơn Tây: là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch, nghỉ dưỡng, xây dựng đô thị với tiêu chí đô thị loại 2 trở thành trung tâm động lực cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô.
Đô thị sinh thái (Quốc Oai, Chúc Sơn, Phúc Thọ) phát triển mô hình đô thị sinh thái với mục tiêu phát triển cân bằng giữa khu vực làng xóm hiện hữu và các khu vực phát triển mới.
Định hướng về hạ tầng kinh tế xã hội:
Công nghiệp: phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cũng như phát triển các làng nghề truyền thống tại khu vực.
Thương mại – dịch vụ: phát triển các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, trong đó tập trung phát triển các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic, phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa.
Dịch vụ du lịch: hình thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội dựa trên cấu trúc địa hình tự nhiên, gắn kết với hệ thống núi Ba Vì, hồ Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia như QL21, đường Hồ Chí Minh. Phát triển các dự án vui chơi gải trí, du lịch sinh thái phục vụ nhân dân Thủ đô và vùng phụ cận: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đồng Mô Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Khoanh vùng bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng như: núi Thoong, sông Tích, sông Bùi,…kết hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
Nông – Lâm nghiệp: phát triển kinh tế nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp với các sản phẩm hàng hóa đa dạng, sinh thái, mở rộng các chuỗi liên kết, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; có chính sách tạo đột phá về tiêu thụ sản phẩm. Phân chia các vùng sản xuất đặc trưng theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn và giá trị kinh tế cao, được hỗ trợ bởi các cụm đổi mới, thúc đẩy sản xuất.
Giáo dục đào tạo: ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục phổ thông và các tiện ích công cộng chất lượng cao khác, không sử dụng để phát triển nhà ở. Tăng cường đầu tư đổi mới khoa học – công nghệ trong cong tác dạy và học; tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng hiện đại.
Y tế: bảo đảm mọi người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
Văn hóa thể thao: đẩy mạnh hiệu quả hoạt động phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sóng văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, nâng cao hiệu quả phong trào “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ”.
Định hướng về hạ tầng kỹ thuật:
Giao thông: bổ sung các tuyến giao thông kết nối nhanh khu vực phía Tây vào khu trung tâm
Cấp nước: cấp nước sạch đồng bộ đảm bảo nhu cầu phát triển trong khu vực.
Thoát nước mưa và nước thải: theo hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn trước khi ra môi trường. Cải thiện chất lượng môi trường nước tại các hồ, sông trong khu vực.
Chi tiết vui lòng liên hệ SJK Land 085.989.3555
Chuyên mua, bán, cho thuê biệt thự, shophouse Starlake, Tây Thăng Long, kđt Tây Tựu, Avenue Garden, Sunshine Capital Tây Thăng Long,…
SJK Law: 0962.420.486 - Chuyên các thủ tục về tư vấn đầu tư, thủ tục bất động sản
Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden